Mở ngành đào tạo mới "Khoa học dữ liệu"

All Stories

Trò chuyện cùng BGĐ chương trình Cử nhân Quốc tế - ngành Công nghệ Thông tin AUT, New Zealand

Trò chuyện cùng BGĐ chương trình Cử nhân Quốc tế - ngành Công nghệ Thông tin AUT, New Zealand

 

Câu hỏi: Thưa thầy, xin thầy cho biết năm nay chương trình Cử nhân Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin liên kết với trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đào tạo các hướng nào và bằng cấp do ai cấp?

Trả lời:

Năm nay ĐH Công nghệ Auckland (AUT), New Zealand cùng ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ Thông tin với 3 hướng đào tạo:

  • Trí tuệ Nhân tạo (AI)
  • Phát triển Phần mềm (Software Development)
  • Khoa học Dịch vụ (IT Service Science)

Điều đó có nghĩ là sinh viên khi tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế ngành Công nghệ Thông tin sẽ được trang bị cùng lúc  kiến thức 3 chuyên ngành trên và bằng cấp Cử nhân Công nghệ Thông tin (Bachelor of Computer & Information Sciences) sẽ do trường ĐH AUT, New Zealand cấp bằng có giá trị toàn cầu.

Câu hỏi: Thưa thầy cho biết điểm khác biệt của chương trình này mà ĐH AUT mang đến cho sinh viên Việt Nam là gì?

Trả lời:

Có 03 điểm khác biệt lớn mà ĐH AUT, New Zealand mang lại cho sinh viên Việt Nam khi hợp tác cùng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM:

  1. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng cử nhân của ĐH AUT cấp y như bằng cử nhân mà sinh viên Quốc tế học tại New Zealand có giá trị quốc tế, mà đặc biệt là đào tạo cùng lúc 3 chuyên ngành (như trên) trong một bằng cử nhân đại học.
  2. Chương trình đào tạo với phương pháp “học thực nghiệm” (Experiential Learning) mà cụ thể là sinh viên phải làm Capstone project trước khi ra trường cùng với các hoạt động định hướng nghề nghiệp (ICD).
  3. Sinh viên Việt Nam sẽ học các môn chuyên ngành (từ năm 3) trực tiếp với các giảng viên của ĐH AUT, New Zealand.

 

Câu hỏi: Thưa thầy với các chương trình cử nhân Quốc tế như vậy thì điều kiện tiếng Anh là như thế nào?

Trả lời:

Các sinh viên Việt Nam khi học chương trình này đương nhiên được xem là sinh viên Quốc tế của trường ĐH AUT, New Zealand nên điều kiện chung là các sinh viên phải đạt được IELTS 6.0 với các điểm thành phần từ 5.5 trở lên. Nếu lúc đầu vào sinh viên chưa đạt trình độ này thì cần tham dự bài kiểm tra trình độ Anh ngữ đầu vào và tham gia chương trình học Anh ngữ tăng cường song song với chính khóa. Chậm nhất là cuối năm 2 -  sinh viên cần thỏa điều kiện Anh ngữ để được tham gia các lớp học môn chuyên ngành cùng các giảng viên ĐH AUT, New Zealand.

Câu hỏi: Thầy có thể cho biết vậy điều kiện để xét tuyển vào chương trình CNTT AUT này của trường ra sao, thời hạn hình thức nộp đơn thế nào? Và có học bổng đầu vào không?

Trả lời:

Có 03 hình thức xét tuyển:

  • Dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia với số điểm từ 16 điểm trở lên
  • Dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá Năng lực của ĐHQG-HCM với số điểm từ 600 điểm trở lên
  • Dựa vào học bạ THPT với điểm Toán và Anh văn từ 7.0 điểm trở lên.

Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển tại Văn phòng thông tin Trường ĐH KHTN.

Hạn chót nộp hồ sơ: 20/09/2020.

Hình thức nộp hồ sơ: tham khảo tại đây.

Hàng năm chương trình dành ra khoảng 25,000 USD cho quỹ học bổng đầu vào.

Mọi thông tin liên hệ: Ban tư vấn tuyển sinh ITEC This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Câu hỏi: Sinh viên trúng tuyển chương trình sẽ học ở đâu và là sinh viên trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM hay ĐH AUT, New Zealand?

Trả lời:

Sinh viên khi trúng tuyển sẽ là sinh viên chính thức của cả 02 trường đại học, sẽ có 2 thẻ sinh viên của 2 trường, có nghĩa có đầy đủ quyền lợi của một sinh viên chính qui tại Việt Nam và New Zealand như: các chứng nhận sinh viên hoãn nghĩa vụ Quân sự, truy cập vào tất cả tài nguyên được cấp của cả 02 trường.

Địa điểm học: Sinh viên có thể lựa chọn học 4 năm (toàn bộ chương trình) tại cơ sở 1 của trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM: 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP. HCM hoặc chuyển tiếp sang ĐH AUT, NZ sau 2 năm học tại Việt Nam.

 

Xem thêm các câu hỏi thường gặp TẠI ĐÂY.

 

Thông tin liên hệ:

Văn phòng thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, TP.HCM

ĐT: 028.38303625 – Hotline/Zalo: 0907171140

www.itec.hcmus.edu.vn

www.facebook.com/itec.hcmus

 

Trò chuyện cùng BCN Khoa Toán - Tin học

Chương trình nhằm đào tạo cử nhân có trình độ toán - tin tương đồng trong nước và quốc tế, và có năng lực phù hợp với nhu cầu xã hội đương thời tại địa phương, trong nước và ngoài nước. Người tốt nghiệp có thể sử dụng hiểu biết toán - tin vào công việc trong các môi trường học tập, giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, quản lý ....

Chương trình đào tạo Khoa Toán - Tin học vừa tạo điều kiện cho sinh viên có thể đạt trình độ cao so với quốc tế vừa có thể giúp sinh viên có năng lực phù hợp nhu cầu xã hội địa phương, trong hoàn cảnh nhu cầu người có năng lực Toán - tin học đang tăng lên

1. Xin quý thầy giới thiệu tổng quan về Khoa Toán - Tin học? Giới thiệu về các chuyên ngành mà Khoa đang đào tạo?

Khoa Toán - Tin học nghiên cứu và chuyển giao tri thức ở mọi cấp bậc trong khả năng của mình, cung cấp nhân lực cho xã hội ở phạm vi địa phương, quốc gia, và quốc tế. Với truyền thống và vị trí thuộc một trường đại học khoa học ở một trung tâm kinh tế xã hội, Khoa hướng tới duy trì vị trí là một đơn vị lớn về số lượng lẫn chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu Toán - Tin học của quốc gia.

Tại thời điểm tháng 10/2019, Khoa Toán-Tin học đang đào tạo ngành Toán học, mã số 7460101. Sinh viên tốt nghiệp theo tất cả các chuyên ngành đều được cấp bằng Cử nhân Toán học. Trên bằng tốt nghiệp không có ghi chuyên ngành. Hiện Khoa đang đào tạo khoảng 1000 sinh viên ngành Toán. Mỗi năm Khoa tuyển mới khoảng 200--300 sinh viên.

Theo dự thảo chương trình 2019,  chương trình có các chuyên ngành Đại số, Giải tích, Giải tích số, Tối ưu, Xác suất - Thống kê, Cơ học, Phương pháp toán trong tin học, Toán tin ứng dụng, Khoa học dữ liệu, Lý luận và phương pháp giảng dạy môn toán, Toán tài chính.

Khoảng 30 sinh viên mỗi khóa được chọn vào Chương trình tài năng, được học riêng.

2. Chương trình đào tạo của các ngành trong Khoa Toán - Tin học hiện nay như thế nào?

Trong 3 học kì đầu sinh viên học các lớp đại cương. Từ học kì thứ tư sinh viên chọn chuyên ngành. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên nhiều lựa chọn chuyên ngành và môn học.

Giảng viên Khoa Toán - Tin học tham gia hội thảo xây dựng chương trình đào tạo

3. Hiện nay, Khoa Toán - Tin học có những hoạt động ngoại khoá, đào tạo kỹ năng nào dành cho sinh viên ? Ngoài các hoạt động học tập, sinh viên khoa có thể tham gia những hoạt động ngoại khóa nào? Và những hoạt động này giúp ích gì cho sinh viên?

  • Đoàn - Hội - Câu lạc bộ học thuật sinh viên tổ chức các cuộc thi học thuật như cuộc thi Đi tìm lời giải, Sinh viên với Olympic toán, các ngày hội sinh viên và các hoạt động phong trào.
  • Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các khóa học chuyên môn tại Trường và ở các nơi khác, các trường hè, trại hè. Một số sinh viên đã tham gia các hoạt động như vậy ở nước ngoài.

 

4. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên các ngành trong Khoa Toán - Tin học như thế nào ạ?

 Nhìn chung có thể nhận định nhu cầu xã hội về đào tạo ngành Toán trong khu vực miền nam, đặc biệt là khu vực TPHCM và lân cận chưa được thỏa mãn và sẽ tiếp tục tăng. Có thể kể các nhu cầu sau:

Nhân lực Toán ứng dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Với thuận lợi nằm ở một trung tâm kinh tế lớn, năng động, với sinh viên tốt nghiệp của Khoa đã trực tiếp đáp ứng nhu cầu nhân lực trong những ngành kinh tế mới cần toán.

Về toán ứng dụng, ở khu vực TPHCM đã xuất hiện một số doanh nghiệp có đơn vị nghiên cứu dùng toán học ở trình độ cao, đã tuyển dụng cựu sinh viên Khoa như về mô phỏng, tính toán cơ học như DFM Engineering, Bosch Engineering ....

Cựu sinh viên của Khoa có vai trò nổi bật trong các công ty bảo hiểm ở khu vực TPHCM. Sinh viên của Khoa cũng đã vào làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Cùng với chiến lược của thành phố và quốc gia xây dựng TPHCM thành trung tâm tài chính quốc tế, triển vọng sẽ có nhiều hơn các vị trí việc làm trình độ cao dùng toán ứng dụng vào tài chính.

Nhiều công ty như PNJ, Home Credit, FE Credit, … đã đặt nhu cầu nhân lực ngành Khoa học dữ liệu với Khoa Toán - Tin học. Đã có một số thông báo tuyển nhân sự lĩnh vực xử lí dữ liệu từ các ngân hàng và công ty tài chính bảo hiểm lớn, một số sinh viên Khoa Toán - Tin học đã nhận được các vị trí việc làm này. Bên cạnh các doanh nghiệp hiện có sử dụng khoa học dữ liệu, các đơn vị công ty khởi nghiệp công nghệ mới ra đời hoạt động trong lĩnh vực công nghệ gắn liền với dữ liệu lớn như thương mại điện tử, chuyển phát hàng, vận chuyển hành khách (taxi công nghệ), ... cần nhân lực được đào tạo trong lĩnh vực này. Các chính sách của nhà nước quốc gia về "cách mạng công nghiệp lần thứ tư", của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về "thành phố thông minh" có thể dẫn tới một nguồn đầu tư công lớn và nhu cầu nhân lực lớn về Khoa học dữ liệu trong các đơn vị quản lý nhà nước, chẳng hạn như để quy hoạch điều khiển mạng lưới giao thông, xử lí dữ liệu từ hệ thống camera giám sát, quản lý dân cư, ...

Riêng chuyên ngành  Lý luận và phương pháp dạy môn Toán, mặc dù gần đây có trở ngại do sự thay đổi chính sách của nhà nước đối với đào tạo giáo viên, nhưng một số sinh viên chuyên ngành này vẫn tìm được  việc làm tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, các công ty kinh doanh giáo dục, các trung tâm giáo dục, các cơ sở quản lý giáo dục, và một số cơ sở đào tạo chính qui. Chương trình đào tạo có các môn dạy toán bằng tiếng Anh, giúp sinh viên tìm việc làm ở những cơ sở đào tạo quốc tế.

Nhân lực đáp ứng nhu cầu ngành CNTT

Nhiều doanh nghiệp công nghệ khi đăng tin tuyển dụng ghi tuyển cả sinh viên CNTT lẫn Toán - Tin học. Có đơn vị cho biết đối với nhu cầu của họ thì sinh viên Toán - Tin học không chỉ đáp ứng được nhu cầu mà còn có lợi thế so với sinh viên CNTT.               

Nhân lực để giảng dạy toán ở bậc cao đẳng đại học

Để giảng dạy ở cấp này cần có học vị thạc sĩ trở lên. Sinh viên khá giỏi, đặc biệt ở các chuyên ngành Toán học lý thuyết, là nguồn lực lượng cho bậc đào tạo thạc sĩ. 

5. Thông tin tuyển sinh năm 2020 của Khoa Toán - Tin học 

Ngành Toán học

- Mã ngành: 7460101

- Chỉ tiêu: 290

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 626 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.10 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán - Hóa - Sinh (B00)
Toán – Văn - Tiếng Anh (D01)

 

 

 

Trò chuyện cùng BCN Khoa Môi Trường

Bên cạnh các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và thiên tai, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, và rác thải của nước ta đang trở nên báo động trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới (tham gia vào hiệp định thương mại tự do FTA) nhằm tận dụng cơ hội để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, môi trường đang là một vấn đề quan tâm của toàn xã hội và ngành môi trường cũng thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ. Các bạn hãy là người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường, góp sức mình và giúp đỡ mọi người cùng giải quyết những bài toán môi trường hiện nay. Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm phát sinh trong quá trình phát triển đất nước, đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực môi trường phục vụ công tác bảo vệ môi trường và đẩy mạnh ứng dụng sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng cao. Đây cũng là cơ hội cho các bạn phát triển trong lĩnh vực môi trường. Để trở thành một nhà môi trường, Khoa Môi Trường sẽ trang bị cho các bạn các kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp một cách toàn diện. Bên cạnh các giờ học trên lớp, các buổi thực hành, thực tập gắn liền với thực tế sẽ giúp các bạn nắm được kiến thức một cách tốt nhất.

Mục tiêu đào tạo của Khoa là đào tạo người học có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên – xã hội nhằm đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn, có các kiến thức cơ bản, cơ sở và nâng cao về khoa học và công nghệ môi trường, có kỹ năng thực hành sâu rộng với phương pháp luận vững chắc, có khả năng vận dụng vào giải quyết các vấn đề môi trường góp phần phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, và đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng, Khoa cũng chú trọng đào tạo người học có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có ý thức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có lòng say mê khoa học và tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn.

Sứ mệnh của Khoa là có nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý môi trường ở các bậc đại học, cao học và tiến sỹ; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ môi trường; đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần cho sự nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và khu vực Miền Trung, Nam Bộ nói riêng.

1. Xin quý thầy/cô giới thiệu tổng quan về Khoa Môi Trường? Giới thiệu về các ngành mà Khoa đang đào tạo?

Khoa Môi Trường được thành lập từ năm 2000 theo Quyết định của Giám đốc ĐHQG-HCM. Hiện nay, Khoa có 4 bộ môn: Khoa học Môi trường, Quản lý Môi trường, Tin học Môi Trường, và Công nghệ Môi trường, và 3 phòng thí nghiệm chuyên ngành. Đội ngũ cán bộ hiện nay của Khoa có 60 cán bộ, với 92% cán bộ có trình độ sau đại học trở lên.

Khoa Môi Trường đang triển khai tổ chức đào tạo trình độ đại học cho 2 ngành: Khoa học Môi trường (đào tạo từ năm 2000) và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (đào tạo từ năm 2007), với tổng quy mô đào tạo hiện nay là 930 sinh viên. Mỗi năm Khoa tuyển sinh khoảng 150 sinh viên cho ngành Khoa học Môi trường và 100 sinh viên cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường. Bắt đầu từ năm 2020, Khoa sẽ tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Khoa học Môi trường, với chỉ tiêu tuyển sinh là 40 sinh viên/năm. 

2. Chương trình đào tạo của các ngành trong Khoa Môi Trường hiện nay như thế nào?

Hiện nay Khoa Môi Trường có hai ngành đào tạo: ngành Khoa học Môi tường và ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường. Ngành Khoa học Môi trường có chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao.

Thời gian đào tạo của các ngành trong Khoa Môi Trường là 4 năm với tổng số tín chỉ khoảng 130-135. Về cơ bản, cấu trúc chương trình đào tạo là giống nhau, bao gồm khối kiến thức đại cương (1.5 năm), khối kiến thức cơ sở ngành (1.5 năm), khối kiến thức chuyên ngành (0.5 năm), và khối kiến thức tốt nghiệp (0.5 năm) (xem ở website Khoa: http://www.environment.hcmus.edu.vn/)

Về chương trình đào tạo:

  • Ngành Khoa học Môi trường theo chương trình đại trà hướng người học về kiến thức của 6 chuyên ngành, bao gồm khoa học môi trường, quản lý môi trường, tin học môi trường, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, môi trường và tài nguyên biển, viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường. Trong khi đó, ngành Khoa học Môi trường theo chương trình chất lượng cao hướng người học về kiến thức của 2 chuyên ngành: khoa học môi trường và quản lý môi trường.
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường hướng người học về kiến thức của 2 hướng chuyên ngành: công nghệ môi trường nước và đất, và công nghệ môi trường không khí và chất thải rắn.

PGS. TS Đào Nguyên Khôi tư vấn cho học sinh nghe các hướng đào tạo, nghiên cứu về Môi Trường

PGS. TS Tô Thị Hiền - Trưởng khoa Môi Trường tư vấn cho học sinh 

3. Hiện nay, Khoa Môi Trường có những hoạt động ngoại khoá, đào tạo kỹ năng nào dành cho sinh viên ? Ngoài các hoạt động học tập, sinh viên khoa có thể tham gia những hoạt động ngoại khóa nào? Và những hoạt động này giúp ích gì cho sinh viên?

Bên cạnh các giờ học chính khóa, Khoa phối hợp cùng Đoàn, Hội sinh viên Khoa tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên như: ngày hội chào đón Tân sinh viên, ngày hội truyền thống Khoa, vui hội trăng rằm, xuân tình nguyện, festival ca – múa - nhạc – kịch, gala sinh viên, mùa hè xanh, hội trại Khoa,…. Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức với mong muốn rèn luyện thể chất, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống cho các bạn sinh viên.

Thêm vào đó, các hoạt động học thuật cũng được định kỳ tổ chức, như Cuộc thi học thuật Lốc Xanh, chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học để giúp các bạn trao dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như học tập lẫn nhau. Bên cạnh đó, trong năm học Khoa còn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề hướng nghiệp và giao lưu với doanh nghiệp nhằm giúp các bạn sinh viên có cơ hội tìm hiểu mong muốn của doanh nghiệp để có sự chuẩn bị tốt sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, các bạn sinh viên còn có cơ hội tham gia Chương trình trao đổi sinh viên thường niên với Trường ĐH Phủ Osaka (Nhật Bản) tại Khoa và ở Nhật.

4. Công tác thực tập, thực tế của sinh viên theo học tại các ngành trong Khoa Môi Trường như thế nào?

Bên cạnh các giờ học chính khóa ở trên lớp, Khoa còn tổ chức cho sinh viên những chuyến thực địa, thực tập, tham quan – học tập bổ ích và lý thú.

Ngành Khoa học Môi trường có chuyến thực tập môi trường đại cương dành cho sinh viên năm 2 với lộ trình Tp.HCM – Đồng Nai – Lâm Đồng – Ninh Thuận, và chuyến thực tập môi trường vùng dành cho sinh viên năm 3 với lộ trình Tp.HCM – Đồng Tháp – Cần Thơ – Kiên Giang. Bên cạnh đó, sinh viên năm 4 còn được tham gia thực địa môn học với tuyến ven biển từ Vũng Tàu – Bình Thuận. Trong khi đó, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có chuyến thực tập thực tế (dành cho sinh viên năm 2) với lộ trình Tp. HCM – Đồng Nai – Lâm Đồng – Khánh Hòa và ham quan thực tế tại nhà máy (dành cho sinh viên năm 3).

Bên cạnh các chuyến thực tập môn học, sinh viên của cả 2 ngành Khoa học Môi trường và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đều phải tham gia bắt buộc thực tập thực tế (internship) tại cơ quan và doanh nghiệp vào học kỳ hè của năm thứ 3 để tìm hiểu và trải nghiệm môi trường và công việc thực tế tại các đơn vị này.

5. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên các ngành trong Khoa Môi Trường như thế nào ạ?

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên các ngành trong Khoa Môi Trường là khá cao và có điều kiện việc làm đa dạng.  Sau khi tốt nghiệp Cử nhân môi trường bạn có thể làm việc tại:

(1) các cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty, tổ chức về môi trường, công ty tư vấn về môi trường trong và ngoài nước;

(2) các đơn vị nhà nước như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, các Viện và Trung tâm Nghiên cứu, Phòng Tài nguyên và Môi trường của các thành phố, quận, huyện;

(3) các đơn vị phân phối hóa chất, thiết bị trong lĩnh vực môi trường;

(4) tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm phân tích, kiểm định; 

(5) tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ở trong và ngoài nước.

 

5. Thông tin tuyển sinh năm 2020 của Khoa Môi Trường 

5.1. Ngành Khoa học Môi trường

- Mã ngành: 7440301

- Chỉ tiêu: 110

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 685 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.00 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Hóa - Toán - Lý (A00)
Sinh - Hóa - Toán (B00)
Sinh - Toán - Tiếng Anh (B08)
Hóa - Toán - Tiếng Anh (D07)

5.2. Ngành Khoa học Môi trường (Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre)

- Mã ngành: 7440301_BT

- Chỉ tiêu: 50

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 611 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.00 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Hóa - Toán - Lý (A00)
Sinh - Hóa - Toán (B00)
Sinh - Toán - Tiếng Anh (B08)
Hóa - Toán - Tiếng Anh (D07) 

5.3. Ngành Khoa học Môi trường (CLC) (mới)

- Mã ngành: 7440301_CLC

- Chỉ tiêu: 40

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. 
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu 
với tổ hợp xét tuyển:

Hóa - Toán - Lý (A00)
Sinh - Hóa - Toán (B00)
Sinh - Toán - Tiếng Anh (B08)
Hóa - Toán - Tiếng Anh (D07)

5.4. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường 

- Mã ngành: 7510406

- Chỉ tiêu: 100

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 691 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.05 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Hóa - Toán - Lý (A00)
Sinh - Hóa - Toán (B00)
Sinh - Toán - Tiếng Anh (B08)
Hóa - Toán - Tiếng Anh (D07)

Trò chuyện cùng BCN Khoa Vật Lý

 

Mục tiêu của Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật (VLKT) là đào tạo ra những cử nhân khoa học có trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu khoa học mang tầm khu vực và quốc tế, nắm vững kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, có hoài bão cống hiến.

Trong thời đại 4.0, kiến thức, kỹ thuật và công nghệ là cực kỳ quan trọng, những em học sinh có đam mê, yêu thích vật lý và kỹ thuật công nghệ hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào Khoa Vật lý – VLKT. Bởi vì ngành này dễ trúng tuyển, có việc làm tốt khi ra trường, đặc biệt là cơ hội du học nước ngoài cao.

 

1. Xin quý thầy giới thiệu tổng quan về Khoa VL-VLKT? Giới thiệu về các ngành mà Khoa đang đào tạo.

Khoa Vật lý – VLKT từ lâu nổi tiếng là cơ sở đào tạo (giảng dạy và NCKH) mạnh nhất trong cả nước thuộc lãnh vực vật lý và kỹ thuật. Cho đến nay Khoa Vật lý – VLKT đã đào tạo hàng chục ngàn cử nhân khoa học, nguồn tinh hoa và nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Hiện tại, Khoa Vật lý – VLKT có 04 ngành đào tạo bậc đại học:

  • Ngành Vật lý học (mã ngành: 7440102): Đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và thực nghiệm, ứng dụng vững vàng kỹ thuật và công nghệ vật lý trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác.
  • Ngành Hải dương học (mã ngành: 7440228): Đào tạo cử nhân có kiến thức về biển, sông ngòi và khí quyển, trong đó có tương tác biển-khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường, các quá trình xói mòn bờ biển, sông và cửa sông, sự xâm nhập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và lũ lụt, thiên tai, biến đổi khí hậu,…
  • Ngành Kỹ thuật hạt nhân (mã ngành: 7520402): Đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và thực hành, ứng dụng vững vàng về kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, giảng dạy, trong Y học, Công nghiệp, Nông nghiệp, Sinh học và năng lượng hạt nhân; có khả năng tiếp cận, nghiên cứu trên những thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất.
  • Ngành Vật lý Y khoa (mã ngành 7520403): Đào tạo Cử nhân Vật lý Y khoa có kiến thức chuyên sâu về tính toán liều chiếu trong xạ trị, tính toán an toàn phóng xạ trong môi trường y tế, am hiểu nguyên lý vận hành của thiết bị, có kỹ năng kiểm tra – kiểm chuẩn thiết bị chẩn đoán và xạ trị. Ngoài ra, các môn học thực tập tại các bệnh viện đầu ngành cũng giúp trang bị hiểu biết và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên về công việc lâm sàn của các kỹ sư Vật lý y khoa tại cơ sở y tế.

Thầy cô Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật tham gia giới thiệu ngành học cho học sinh phổ thông

2. Chương trình đào tạo của các ngành trong Khoa VL-VLKT hiện nay như thế nào?

Hiện nay các chương trình đào tạo của khoa chia thành 03 khối kiến thức:

- Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị tư tưởng nhằm giúp người học nắm bắt các đặc điểm của tự nhiên, kinh tế, xã hội trong bối cảnh thực tiễn của khoa học và đời sống.

- Kiến thức cơ sở ngành là cơ sở để người học có thể phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành.

- Kiến thức chuyên ngành được cung cấp cho người học có thể nghiên cứu, vận dụng vào thực hành sản xuất, thiết kế, chế tạo, xây dựng quy trình, khảo sát, đánh giá, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành.

Buổi nói chuyện về hạt Quark của giáo sư Friedman

3. Hiện nay, Khoa VL-VLKT có những hoạt động ngoại khoá, đào tạo kỹ năng nào dành cho sinh viên ? Ngoài các hoạt động học tập, sinh viên khoa có thể tham gia những hoạt động ngoại khóa nào? Và những hoạt động này giúp ích gì cho sinh viên?

Có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa cho SV tham gia:

  • Cuộc thi học thuật Olymic vật lý toàn quốc.
  • Cuộc thi học thuật về Bigbang, Poisedon
  • Các câu lạc bộ về tiếng Anh, âm nhạc, robotic, thiên văn …
  • Các hoạt động do đoàn thanh niên và sinh viên tổ chức

4. Công tác thực tập, thực tế của sinh viên theo học tại các ngành trong Khoa VL-VLKT như thế nào?

Tùy theo chuyên ngành, SV sẽ được thực hành trên các thiết bị hiện đại có ở Khoa Vật lý – VLKT. Ngoài ra, SV còn thực tập thực tế tại các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, viện nghiên cứu. Tại các cơ quan này SV sẽ được trải nghiệm thực tế cách thức vận hành của thiết bị, hiểu được kiến thức trong bài học lý thuyết đến ứng dụng trong thực tế.

5. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên các ngành trong Khoa VL-VLKT như thế nào ạ?

SV tốt nghiệp từ Khoa Vật lý – VLKT có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty trong và ngoài nước, các khu công nghiệp, các bệnh viện, các sở KH&CN, sở Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu, các Trung tâm phát triển KH&CN,… Theo thống kê, 03 năm gần đây, số SV tốt nghiệp có việc làm ngay đúng chuyên môn khi ra trường chiếm hơn 90%, sau 6 tháng gần 100%.

Ngoài ra, các SV tốt nghiệp loại khá, giỏi có nhiều cơ hội nhận học bổng để học bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) trong và ngoài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ,….

 

 

6. Thông tin tuyển sinh năm 2020 của Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật 

6.1. Ngành Vật lý học

- Mã ngành: 7440102

- Chỉ tiêu: 200

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 612 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.05 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán – KHTN – Tiếng Anh (D90)
Vật lý – Toán – Sinh (A02)

 

6.2. Ngành Hải dương học

- Mã ngành: 7440228

- Chỉ tiêu: 50

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 612 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.05 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

 

Toán - Lý - Hóa (A00)
Toán - Lý - Tiếng Anh (A01)
Toán - Hóa - Sinh (B00)
Toán - Tiếng Anh - Hoá (D07)

 

6.3. Ngành Kỹ thuật hạt nhân

- Mã ngành: 7520402

- Chỉ tiêu: 50

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 606 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 17.00 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán – KHTN – Tiếng Anh (D90)
Vật lý – Toán – Sinh (A02)

 

6.4. Ngành Vật lý Y khoa (mới)

- Mã ngành: 7520403

- Chỉ tiêu: 40

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. 
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán – KHTN – Tiếng Anh (D90)
Vật lý – Toán – Sinh (A02)