Ngành Thiết kế vi mạch

Tab Title

Mã ngành tuyển sinh: 7520202

Khi chọn ngành Thiết kế vi mạch, sinh viên sẽ được học về thiết kế các vi mạch tích hợp rất nhỏ như các chip CPU, GPU, NPU,… dựa trên các công nghệ tiến bộ cùng với các phương pháp và kỹ thuật chuyên sâu.

Quá trình học sẽ có các chuyên ngành tùy theo định hướng của sinh viên có thể chọn như vi mạch số và tương tự, vi mạch tích hợp và ứng dụng , mô hình hoá linh kiện.

Ngành Thiết kế vi mạch có 3 chuyên ngành:

  1. Thiết kế vi mạch tương tự và số
  2. Linh kiện vi mạch bán dẫn
  3. Thiết kế hệ thống tích hợp trên chip và ứng dụng
  1. Tên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Thiết kế vi mạch
    • Tiếng Anh: Integrated Circuit Design
  2. Mã ngành đào tạo: 7520202
  3. Trình độ đào tạo: Đại học
  4. Tên chương trình: Cử nhân Thiết kế vi mạch
  5. Loại hình đào tạo: Chính quy
  6. Thời gian đào tạo: 4 năm
  7. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
    • Tên tiếng Việt: Cử nhân Thiết kế vi mạch
    • Tên tiếng Anh: Bachelor in Integrated Circuit Design
  8. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
  9. Nơi đào tạo:
    • Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2: Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ 
  • Kiến thức:
    • Hiểu và ứng dụng các kiến thức nền tảng về Toán học, Vật lý, Công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Thiết kế vi mạch
    • Trang bị các kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật mạch điện tử, cấu trúc máy tính, mạng máy tính, vi xử lý, xử lý tín hiệu số, thiết kế logic mạch số, các hệ thống truyền thông và kỹ thuật lập trình
    • Ứng dụng kiến thức về Thiết kế vi mạch để xác định, giải quyết các vấn đề thực tiễn và phát triển sản phẩm
    • Ứng dụng các kiến thức cơ bản vào cuộc sống.
  • Kỹ năng: 
    • Phát triển và thực hiện các thí nghiệm, lựa chọn mô hình phù hợp, mô phỏng, kiểm tra, phân tích, diễn giải dữ liệu và rút ra kết luận
    • Thực hiện khảo sát tài liệu và các nguồn khác, thực hành tư duy hệ  thống để giải quyết các vấn đề phức tạp
    • Thể hiện khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và phản biện hành xử chuyên nghiệp và thích nghi với sự phát triển xã hội
    • Thể hiện khả năng thuyết trình và viết báo cáo kỹ thuật hiệu quả
    • Tham gia làm việc nhóm, lãnh đạo và quản lý hiệu quả; thực hiện quản lý dự án, thực hành kinh doanh, quản lý rủi ro, thay đối và các vấn đề về hạn chế nguồn lực
    • Xác định ý tưởng, phân tích, thiết kế, thực hiện và vận hành các sản  phẩm/ hệ thống lĩnh vực Thiết kế vi mạch phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu, kỹ năng khởi nghiệp
    • Sử dụng thông thạo Tiếng Anh theo quy định
  • Thái độ:
    • Thể hiện ý thức về các nhu cầu xã hội, an toàn kỹ thuật, sức khỏe, pháp luật: thể hiện đạo đức, trách nhiệm và chuẩn mực nghề nghiệp: hướng đến phục vụ cộng đồng và học tập suốt đời
  1. Giáo dục đại cương: 51 tín chỉ
  2. Giáo dục chuyên nghiệp
    • Cơ sở ngành: 37 tín chỉ
    • Chuyên ngành: 
      • Thiết kế vi mạch tương tự và số: 39 tín chỉ
      • Linh kiện vi mạch bán dẫn: 39 tín chỉ
      • Thiết kế hệ thống tích hợp trên chip và ứng dụng: 39 tín chỉ
    • Tốt nghiệp: 10 tín chỉ 
  3. Xem thêm tại link: Tại đây
  • Môi trường làm việc: Các công ty và cơ quan liên quan về Vi mạch bán dẫn – Điện tử – Máy tính – Viễn thông, hay tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các phòng thí nghiệm,…
  • Công việc sau khi tốt nghiệp: Phụ trách các công tác kỹ thuật về phát triển ứng
    dụng, thiết kế, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hoặc làm công tác quản lý ở các cơ quan có nhu cầu liên quan đến chuyên ngành đào tạo
  • Có đủ kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ học tiếp chương trình thạc sỹ và tiến sỹ tương ứng hay các chứng chỉ nâng cao ở nước ngoài
  • Học phí:
    • Tùy thuộc số tín chỉ sinh viên đăng ký thực tế theo học kỳ
    • Học phí dự kiến năm học 2024 – 2025: 31 triệu đồng
    • Mức tăng học phí sau mỗi năm học: 10% – 15%
  • Học bổng:
    • Học bổng đầu vào
    • Học bổng khuyến khích học tập từng học kỳ
    • Học bổng đột xuất
    • Học bổng khó khăn
    • Học bổng tài trợ
    • Xem thêm tại link: Tại đây
  • Môi trường học:
    • Đang cập nhật
MÃ TỔ HỢP XÉT TUYỂN DỰ KIẾN NĂM 2025
Toán – Vật lý – Hóa học
Toán – Vật lý – Tiếng Anh
Toán – Tin học – Tiếng Anh
Toán – Vật lý – Ngữ Văn
Toán – Vật lý – Sinh học
Toán – Vật lý – Tin học
Toán – Vật lý – Công nghệ công nghiệp
Toán – Công nghệ công nghiệp – Tiếng Anh
 
ĐIỂM CHUẨN CÁC NĂM TRƯỚC
Năm họcChỉ tiêuXét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNLXét tuyển dựa vào điểm thi TN THPT
2024 – 202580  
2023 – 2024 (*)20091025.90

(*) Năm 2024 ngành Thiết kế vi mạch được xét chung với ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông trong nhóm ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông

  • Các phong trào của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
  • Mùa hè xanh
  • Xuân tình nguyện
  • Cuộc thi đua xe mô hình F-Race
  • Cuộc thi học thuật ELABS
  • Các chương trình tham quan tại các doanh nghiệp hàng đầu như: Công ty Faraday Technology Vietnam, Công ty Ampere Computing Vietnam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT,…
  • Các chương trình hướng nghiệp từ các doanh nghiệp hàng đầu như: Công ty Faraday Technology Vietnam, Công ty Envada, Công ty Marvell Technology Vietnam, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel,…
  • Khoa Điện tử – Viễn thông nhận được sự hỗ trợ từ các công ty hàng đầu về công nghệ như: Intel, Altera, MicroChip, Renesas (RVC), Xilinx, AWR, HPT, Synopsys, Viettel, LSI, Mitsuba,…
  • Mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp giúp cho ngành học này tiếp cận nhanh với sự phát triển của khoa học công nghệ và cung cấp nhiều việc làm tốt cho sinh viên
  • Ngoài ra, khoa còn hợp tác với các trường Đại học ở Mỹ, Canada, Đài Loan, Nhật Bản,…cung cấp nhiều học bổng du học cho sinh viên