Ngành Sinh học

 

Tab Title

Mã ngành tuyển sinh: 7420101

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM có bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm đào tạo ngành Sinh học; thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực khoa học sự sống.

Chương trình đào tạo ngành Sinh học hướng tới đào tạo các cử nhân Sinh học các kiến thức, kỹ năng nền tảng và thái độ để tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến sự sống và tự nhiên một cách khoa học và có khả năng tiếp cận các thông tin khoa học tiến bộ.

Hiện nay, chương trình đào tạo còn chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng mềm và rèn luyện các năng lực nghề nghiệp để sinh viên có khả năng đáp ứng linh hoạt với thị trường tuyển dụng.

Đặc biệt, chương trình đào tạo cử nhân ngành Sinh học đã đạt chuẩn kiểm định của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) từ năm 2017 nên sinh viên ngành Sinh học có thể tự tin tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu ở các nước trong khu vực.

Ngành Sinh học có 6 chuyên ngành:

  1. Di truyền – Sinh học phân tử:
    • Sinh viên có khả năng ứng dụng các kiến thức và kỹ năng để nghiên cứu cơ chế gây bệnh, xây dựng các công cụ chẩn đoán, nhân bản gene, giải trình tự gene, lai tạo, chọn giống mới, nhân giống thực vật in vitro, phân tích nhiễm sắc thể,…
    • Các hướng nghiên cứu cụ thể:
      • Nghiên cứu cơ chế gây ung thư dạ dày của vi khuẩn Helicobacter pylori
      • Xây dựng các phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm, ung thư và di truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất protein tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng và giải trình tự thế hệ mới
      • Sử dụng các công cụ tin sinh học (Bioinformatics) trong nghiên cứu bộ gene
      • Xây dựng các thử nghiệm nghiên cứu hoạt tính sinh học của hoạt chất
      • Nghiên cứu cơ chế kháng ung thư của bài thuốc cổ truyền (dân gian)
      • Nghiên cứu nhóm vi khuẩn STEC và phân lập nhóm vi khuẩn Streptomyces
      • Nhân giống một số dược liệu và cây trồng quý hiếm có giá trị kinh tế
      • Chọn tạo giống cây đột biến kháng stress môi trường, biến di dòng soma
      • Lập bô Karyotype, theo dõi sự thay đổi bộ nhiễm sắc thể của mô nuôi cấy
  2. Sinh hóa:
    • Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến sinh hóa thực phẩm; y học, môi trường và nông – lâm – ngư, cụ thể:
      • Sinh hóa thực phẩm:
        • Giới thiệu vai trò và ứng dụng của các hợp chất sinh học trong công nghiệp thực phẩm, ứng dụng trong chế biến, cải tiến và phát triển sản phẩm thực phẩm
        • Phác thảo được quy trình sản xuất cho một sản phẩm lên men (rượu, nước mắm, nước tương, nước trái cây lên men …), phương pháp bảo quản thực phẩm, phương pháp kiểm nghiệm
          thực phẩm
        • Lập được kế hoạch quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm
      • Hóa Sinh y học:
        • Mô tả được chức năng của các đại phân tử sinh học (protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid) trong cơ thể, và hiểu được cơ chế của các rối loạn chuyển hoá dẫn đến sự phát sinh bệnh lý và liên hệ được các cơ chế điều trị
        • Hiểu được cơ chế các bệnh lý phổ biến như đái tháo đường, ung thư, xơ vữa động mạch, viêm,…
        • Giải thích được ý nghĩa của các chỉ số sinh hóa, các dấu hiệu sinh học để chẩn đoán bệnh lâm sàng
        • Giới thiệu được kiến thức sinh hóa học trong nghiên cứu miễn dịch và di truyền
      •  Sinh hóa Môi trường – Nhiên liệu sinh học:
        • Phân biệt các chất ô nhiễm môi trường
        • Giải thích được các cơ chế chuyển hoá, tích lũy và đào thải chất ô nhiễm ở sinh vật
        • Áp dụng được các phương pháp sinh hóa trong định tính và định lượng chất ô nhiễm
        • Phân biệt được các nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch trong tương lai
        • Tóm tắt được xu hướng sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn chất thải
        • Mô tả được qui trình và công nghệ sản xuất một số dạng nhiên liệu sinh học
      • Sinh hóa Nông – Lâm – Ngư:
        • Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cây trồng và vật nuôi, liên hệ kiến thức với việc sử dụng hiệu quả phân bón cho cây trồng và thức ăn cho vật nuôi
        • Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong bảo vệ cây trồng (pheromon chitosan,…) và vật nuôi (probiotic, prebiotic,…) theo hướng an toàn cho con người và thân thiện môi trường
        • Cải tiến tính trạng ở cây trồng và vật nuôi dựa trên biến đổi di truyền liên quan đến các con đường chuyển hóa
        • Lựa chọn công nghệ sau thu hoạch cho sản phẩm nông sản (rau, hoa, hạt, củ), súc sản (thịt, trứng, sữa), thủy sản (cá, tôm, nhuyễn thể)
    • Các hướng nghiên cứu cụ thể:
      • Công nghệ enzyme (ứng dụng trong thực phẩm, nông nghiệp, môi trường và y dược)
      • Các hợp chất có hoạt tính sinh học
      • Sinh khối và năng lượng sinh học
      • Chuyển hóa thứ cấp ở thực vật và vi sinh vật
      • Kỹ thuật y sinh học 
  3. Sinh lý thực vật:
    • Chuyên ngành hướng đến đào tạo các cử nhân vững về lý thuyết và thực hành, có khả năng giải quyết các vấn đề thực tế liên quan tới thực vật và Sinh lý học thực vật
    • Trọng tâm vào trang bị kiến thức về dinh dưỡng và phát triển thực vật, giúp sinh viên có cơ sở khoa học vững vàng để có thể kiểm soát hiệu quả các quá trình phát triển của thực vật, đặc biệt là sự tăng
      trưởng, năng suất và phẩm chất thực vật, khả năng chống chịu và thích nghi của thực vật
    • Các kiến thức này có thể được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm bền vững, bảo vệ môi trường, năng lượng và chăm sóc sức khỏe
    • Các hướng nghiên cứu cụ thể
      • Dinh dưỡng thực vật: nghiên cứu khả năng hấp thu và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng và thủy canh, quang hợp và hô hấp, mối liên hệ source-sink, kiểm soát dự trữ lipid trong hột và củ…
      • Phát triển thực vật: nghiên cứu chất điều hòa tăng trưởng thực vật, sự phát sinh hình thái (mô, cơ quan và phôi) và vi nhân giống, phát triển hoa, trái và hột, tiềm sinh, lão suy, nảy mầm, sinh lý stress, kiểm soát cỏ dại, bệnh cây,…
      • Sinh lý tế bào thực vật: áp dụng phương pháp nuôi cấy in vitro (mô, cơ quan và tế bào) cho vi nhân giống, cải thiện giống, thu nhận hợp chất biến dưỡng (hợp chất thứ cấp, dược chất từ các cây dược liệu,…)
  4. Sinh học động vật:
    • Chương trình đào tạo các kiến thức và năng lực chuyên sâu về sinh học động vật như công nghệ tế bào, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vật liệu y sinh, di truyền người, kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản
      nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh cũng như tiếp tục học các bậc cao hơn, cụ thể:

      • Giải thích được một số hoạt động của người và động vật ở mức tế bào và phân tử
      • Áp dụng được kiến thức về sinh học động vật trong các lĩnh vực: phòng và trị bệnh, chăn nuôi và bảo tồn, dự đoán tác động của vật liệu sinh học, thực phẩm chức năng…
      • Liên hệ vào thực tế các vấn đề sinh học hiện đại: điều trị ung thư, động vật chuyển gen, công nghệ tế bào gốc, công nghệ hỗ trợ sinh sản…
      • Được hướng dẫn cách vận hành và bảo quản các trang thiết bị: chuồng chuột sạch, hệ thống gây mê động vật…
      • Thiết kế, phân tích và đánh giá được kết quả của một số thí nghiệm: phân lập, nuôi cấy tế bào, tạo mô hình động vật bệnh lí, đánh giá tác động vật liệu lên tế bào, IVF, Karyotype…
    • Các hướng nghiên cứu cụ thể:
      • Công nghệ tế bào người và động vật
      • Tạo động vật mô hình cho nghiên cứu
      • Hỗ trợ sinh sản.
      • Tế bào gốc: Ứng dụng tế bào gốc trong tái tạo mô
      • Thủy sản:
        • Chế tạo thức ăn từ tảo cho thủy sản
        • Điều trị một số bệnh trên tôm bằng dược liệu
      • Di truyền:
        • Xác định các yếu tố di truyền gây bệnh ung thư
        • Phát triển các bộ kit chẩn đoán phân tử
  5. Sinh thái và Tài nguyên sinh vật:
    • Sinh viên được trang bị các kiến thức liên quan đến Khoa học cơ bản về Thực vật, Động vật, Sinh thái và Môi trường; đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên ngành và liên ngành, kỹ năng để
      giải quyết các yêu cầu thực tế hiện nay với các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học; sinh thái học: cấu trúc và chức năng, quá trình tiến hóa và vai trò của các hệ sinh thái – môi trường thiên nhiên để có thể
      bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững
    • Các hướng nghiên cứu cụ thể:
      • Đa dạng sinh học động thực vật, tài nguyên sinh vật và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
      • Hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng và các vùng khô hạn
      • Sinh thái quần thể, quần xã và phả hệ sinh
      • Sinh thái và quản lý các loài ngoại lai xâm hại
      • Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái
      • Ô nhiễm môi trường, chính sách tài nguyên môi trường và quản trị tài nguyên tự nhiên
      • Ứng dụng sinh học phân tử trong nghiên cứu đa dạng nguồn gen, tiến hóa, sinh thái và môi trường
  6. Vi Sinh:
    • Chương trình đào tạo của chuyên ngành hướng đến cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vi sinh vật (cấu trúc, chức năng, sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa vật chất, di truyền đa dạng vi sinh
      vật,…) và tiềm năng ứng dụng của vi sinh vật phục vụ trong nông nghiệp, công nghiệp, y dược, xử lý môi trường,…
    • Các hướng nghiên cứu
      • Công nghệ sinh học Bacillus: biểu hiện, tinh chế protein, phát triển vector biểu hiện cho Bacillus, phát triển vector microbiobot
      • Nấm mốc có lợi ứng dụng trong nông nghiệp:
        • sử dụng nấm mốc (Trichoderma ) đối kháng với nấm bệnh ứng dụng trong nông nghiệp
        • nấm ký sinh trên côn trùng: Metarhizium anisopliae, Cordyceps, Isaria, Bauveria, Paecilomyces,…
        • xạ khuẩn phân giải cellulose
      • Vi khuẩn acetic: Thu thập vi khuẩn và nghiên cứu hệ thống học vi khuẩn thông qua đối tượng vi khuẩn acetic ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm và công nghiệp
      • Nấm lớn:
        • Thu thập và định danh các loài nấm các loài nấm có trong tự nhiên
        • Nuôi trồng các loài nấm ăn và nấm dược liệu như nấm Bào như, Đùi gà, Linh chi, …
        • Tách chiết các hợp chất có tác dụng sinh học trong nấm lớn
      • Vi tảo: Thu thập, nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm sinh lý vi tảo, nghiên cứu tiềm năng ứng dụng của tảo trong xử lý môi trường, trong nuôi trồng thủy sản, trong thực phẩm và dược phẩm
      • Lên men rượu trái cây: Nghiên cứu lên men một số trái cây như rượu (đặc biệt vang nho); nghiên cứu, sản xuất cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh
  1. Tên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Sinh học
    • Tiếng Anh: Biology
  2. Mã ngành đào tạo: 7420101
  3. Trình độ đào tạo: Đại học
  4. Tên chương trình: Cử nhân Sinh học
  5. Loại hình đào tạo: Chính quy
  6. Thời gian đào tạo: 4 năm
  7. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
    • Tên tiếng Việt: Cử nhân Sinh học
    • Tên tiếng Anh: Bachelor of Science in Biology
  8. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
  9. Nơi đào tạo:
    • Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2: Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 131 tín chỉ 
  • Kiến thức:
    • Kiến thức toán học và khoa học cơ bản
    • Kiến thức khoa học xã hội gồm
    • Kiến thức sinh học nền tảng
    • Kiến thức chuyên sâu của một trong các lĩnh vực sau: sinh lý thực vật, sinh lý động vật, sinh hóa, vi sinh, di truyền – sinh học phân tử, sinh thái
  • Kỹ năng:
    • Thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề
    • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học theo yêu cầu của chương trình đào tạo
    • Kỹ năng trình bày vấn đề khoa học
    • Kỹ năng thao tác nền tảng trong PTN
    • Kỹ năng sinh học cơ bản
    • Kỹ năng chuyên ngành
  • Thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp:
    • Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, kỷ luật
    • Có thái độ tôn trọng sự khác biệt
    • Có hiểu biết về lịch sử, vai trò và trách nhiệm của cử nhân sinh học với xã hội. ngữ cảnh xã hội và doanh nghiệp, các quy định và hệ thống pháp lý liên quan đến ngành Sinh Học, cách thức các sản phẩm được tạo và bảo vệ
  • Giáo dục đại cương: 54 tín chỉ
  • Giáo dục chuyên nghiệp:
    • Cơ sở ngành: 42 tín chỉ
    • Chuyên ngành: 25 tín chỉ
    • Tốt nghiệp: 10 tín chỉ
  • Xem thêm tại link: Tại đây

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các nơi sau:

  • Các cơ quan Nhà nước, các trường Đại học, Cao đẳng, viện nghiên cứu liên quan
  • Các đơn vị sản xuất, kinh doanh có liên quan đến y sinh học, dược, thực phẩm, mỹ, phẩm
  • Các công ty giống cây trồng, nuôi cấy mô tế bào, nuôi dưỡng và chọn tạo giống động-thực vật quý hiếm
  • Các cơ quan kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng
  • Công ty chế biến nông sản, thủy sản
  • Các bảo tàng thực vật, động vật; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
  • Học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong và ngoài nước
  • Học phí:
    • Tùy thuộc số tín chỉ sinh viên đăng ký thực tế theo học kỳ.
    • Học phí dự kiến năm 2024 – 2025: 30.4 triệu đồng
    • Mức tăng học phí sau mỗi năm học: 10% – 15%
  • Học bổng:
    • Học bổng đầu vào
    • Học bổng khuyến khích học tập từng học kỳ
    • Học bổng đột xuất
    • Học bổng khó khăn
    • Học bổng tài trợ
    • Xem thêm tại link: Tại đây
  • Môi trường học:
    • Đang cập nhật
MÃ TỔ HỢP XÉT TUYỂN DỰ KIẾN NĂM 2025
Toán – Sinh học – Tiếng Anh
Toán – Hóa học – Sinh học
Toán – Sinh học – Công nghệ công nghiệp
Toán – Sinh học – Công nghệ nông nghiệp
Toán – Tiếng Anh – Công nghệ nông nghiệp
Toán – Ngữ văn – Sinh học
Toán – Vật lý – Sinh học
 
ĐIỂM CHUẨN CÁC NĂM TRƯỚC
Năm họcChỉ tiêuXét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNLXét tuyển dựa vào điểm thi TN THPT
2024 – 2025200  
2023 – 202418066524.90
2022 – 202318065021.50
2021 – 202222063017.00
2020 – 202126065019.00
  • Các hoạt động được tổ chức bởi Đoàn khoa, Liên chi hội, Câu lạc bộ học thuật, Đội sinh xinh tình nguyện và các CLB – Đội – Nhóm khác
  • FBB’s Talk
  • Ngày hội việc làm – My jobs
  • Tham quan doanh nghiệp
  • FBB Agency
  • FBB Science Talk
  • FBB Green
  • FBB News
  • FBB Entertainment

Theo khảo sát của Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học với các nhà tuyển dụng hàng năm, trong quá trình tuyển dụng, phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đến các năng lực, kỹ năng và thái độ sinh viên được rèn luyện sau 4 năm đại học.

Đồng thời, phần lớn nhà tuyển tham gia khảo sát cho biết không phân biệt hoặc ít phân biệt sinh viên tốt nghiệp từ ngành Sinh học hay ngành Công nghệ Sinh học khi tuyển dụng vào các vị trí công việc tại đơn vị.

Bên cạnh đó, hiện nay sinh viên ngành Sinh học có thể tham gia làm việc trong các bệnh viện và có thể học tập thêm để đạt được chứng chỉ hành nghề xét nghiệm. 

  1. Cựu sinh viên chuyên ngành Di truyền – Sinh học phân tử làm việc tại:
    • Bệnh viện Đại học Y dược
    • Các phòng xét nghiệm
    • Công ty TNHH CNSH Khoa Thương
    • Công ty TNHH Khoa học KTEST
    • Công ty TNHH Khoa Học Hợp Nhất
    • Công ty giống cây trồng miền Nam
    • Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Cựu sinh viên chuyên ngành Sinh hóa làm việc tại:
    • Công ty Rohto Việt Nam
    • Công ty Ajinomoto Việt Nam
    • Công ty sữa Dutch Lady
    • Công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol
    • Bệnh Viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
    • Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
    • Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
    • Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Cựu sinh viên chuyên ngành Sinh lý Thực vật làm việc tại:
    • Đà Lạt Hasfarm
    • Viện Sinh học Nhiệt Đới
  4. Cựu sinh viên chuyên ngành Sinh học Động vật làm việc tại:
    • Bệnh viện Từ Dũ
    • Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
    • Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
    • Trung tâm Công nghệ Sinh học
    • Công ty Nanogen
    • Công ty United Healthcare
  5. Cựu sinh viên chuyên ngành Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật làm việc tại:
    • Thảo Cầm Viên Sài Gòn
    • Viện Sinh thái học miền nam
    • Các vườn quốc gia
    • Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN
    • Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR
    • Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã WCS
  6. Cựu sinh viên chuyên ngành Vi Sinh làm việc tại:
    • Công ty các công ty thực phẩm
    • Công ty sản xuất phân bón
    • Các Trung tâm phân tích kiểm nghiệm
    • Các viện nghiên cứu như viện Pasteur, viện Sinh học Nhiệt đới, viện vaccine Nha Trang,…

Tham khảo thêm các bài chia sẻ về hướng nghiệp, cơ hội nghề nghiệp và tuyển dụng tại website khoa: Tại đây