
Tab Title
Mã ngành tuyển sinh: 7420201
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM là một trong những đơn vị tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu liên quan đến Công nghệ Sinh học tại khu vực phía Nam.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Sinh học đã đạt chuẩn kiểm định của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) từ năm 2019.
Ngành Công nghệ sinh học (Biotechnology) là một ngành học có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và Sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ được ứng dụng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học có khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau như y dược, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường,…
Ngành Công nghệ Sinh học có 4 chuyên ngành:
- Công nghệ Sinh học Nông nghiệp:
- Trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực phát triển lĩnh vực nông nghiệp liên quan đến cải thiện năng suất cây trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu, kháng sâu bệnh, tăng năng suất thu nhận hoạt chất, cải thiện quy trình nuôi trồng, bảo quản giống, khai thác và tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá từ cây trồng tại Việt Nam
- Đồng thời, người học được trang bị các kỹ thuật vi nhân giống, di truyền chọn giống thực vật, sinh lý – sinh hóa thực vật, bảo quản nông sản, tương tác thực vật, sinh học phân tử thực vật, bệnh lý thực vật,…có khả năng áp dụng và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao
- Các hướng nghiên cứu cụ thể:
- Vi nhân giống (Tissue culture)
- Sinh học phân tử thực vật (Plant molecular biology)
- Sinh hóa học thực vật (trong môi trường, bảo quản, mỹ phẩm, sản xuất dược liệu và thực phẩm chức năng) (Plant Biochemistry in Environment, Cryopreservation, Cosmetics, Production of Herbal medicine and Functional food)
- Bệnh học thực vật (Plant pathology)
- Tương tác thực vật (Plant interaction)
- Các ứng dụng trong nuôi trồng vi tảo (Study on applications of
microalgae) - Hợp chất có hoạt tính sinh học (Biological activities of natural products)
- Công nghệ Sinh học Nông nghiệp:
- Người học được cung cấp các kiến thức tổng quát về nghiên cứu và sản xuất ở quy mô công nghiệp, ứng dụng CNSH để nâng cao năng suất sản xuất, tối ưu hoá quy trình, sàng lọc và tìm kiếm các chủng/enzyme mới đáp ứng cho yêu cầu sản xuất công nghiệp; nghiên cứu sự chuyển hóa sinh học và các sản phẩm trao đổi chất
- Các hướng nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu biểu hiện và sản xuất protein tái tổ hợp ứng dụng
cho dược phẩm, mỹ phẩm và vaccin - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bề mặt tế bào nấm men để tạo thực phẩm chức năng, giá thể vắc xin, chuyển hoá sinh học ứng dụng trong môi trường nông nghiệp và bảo quản thực
phẩm - Nghiên cứu sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ nguồn nguyên liệu phế thải
- Nghiên cứu sản xuất các bộ kit phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
- Sàng lọc các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
- Nghiên cứu biểu hiện và sản xuất protein tái tổ hợp ứng dụng
- Công nghệ Sinh học Y dược:
- Cung cấp kiến thức tổng quát về Y Dược học, các kỹ thuật Sinh học phân tử ứng dụng trong chẩn đoán bệnh người, công nghệ vật liệu mới sử dụng trong điều trị, trong nghiên cứu cơ chế bệnh, cơ chế lan truyền bệnh và nghiên cứu phát triển thuốc điều trị bệnh.
- Trang bị cho sinh viên các kiến thức – kỹ thuật tiên tiến về công nghệ sinh học phân tử như:
- kỹ thuật thao tác trên gene
- công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp
- vi sinh phân tử
- công nghệ vi sinh,
- các kiến thức – kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, y tế, và môi trường
- Các hướng nghiên cứu cụ thể
- Sản xuất protein tái tổ hợp ứng dụng trong bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm
- Công nghệ bề mặt tế bào ứng dụng trong chăn nuôi, thuỷ sản
- Nghiên cứu cơ chế phân tử bệnh thoái hoá thần kinh, ung thư và lão hoá trên người
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng mô hình sàng lọc thuốc điều trị bệnh thoái hoá thần kinh, ung thư, tiểu đường
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử
- Công nghệ nano y dược
- Vaccine và thuốc nhắm trúng đích
- Ứng dụng chất nhầy từ thực vật làm thực phẩm chức năng
- Nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
- Công nghệ tế bào gốc
- Công nghệ hỗ trợ sinh sản
- Vật liệu y sinh:
- Đào tạo các cử nhân khoa học về công nghệ sinh học có kiến thức và năng lực chuyên sâu từ xây dựng ý tưởng cho đến thử nghiệm vật
liệu sinh học trên lâm sàng; nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng, kinh doanh cũng như tiếp tục học các bậc cao
hơn trong và ngoài nước - Ngoài ra, người học còn có khả năng thực hiện thành thạo các kĩ thuật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu (chế tạo và đánh giá vật liệu sinh học, phân lập nuôi cấy tế bào, sinh học phân tử…); được tiếp cận các thiết bị đặc trưng của lĩnh vực nghiên cứu (bioreactor, máy in 3D,…); nắm bắt được xu hướng phát triển và thị trường kinh doanh của vật liệu sinh học.
- Các hướng nghiên cứu cụ thể:
- Kỹ nghệ tái tạo mô da, răng, mỡ, xương, sụn, nội mạc tử cung
- Kỹ nghệ mô ung thư
- Chế tạo màng trị bỏng từ vật liệu tự nhiên (tơ tằm, màng ối…)
- Chế tạo miếng vá mạch máu từ màng tim heo, bò
- Hệ thống phân phối thuốc (kháng sinh, insulin…)
- Vật liệu nano
- Vật liệu sinh học trong hỗ trợ sinh sản
- Đào tạo các cử nhân khoa học về công nghệ sinh học có kiến thức và năng lực chuyên sâu từ xây dựng ý tưởng cho đến thử nghiệm vật
- Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Công nghệ Sinh học
- Tiếng Anh: Biotechnology
- Mã ngành đào tạo: 7420201
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Tên chương trình: Cử nhân Sinh học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
- Tên tiếng Việt: Cử nhân Công nghệ Sinh học
- Tên tiếng Anh: Bachelor of Science in Biotechnology
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Nơi đào tạo:
- Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 131 tín chỉ
- Kiến thức:
- Kiến thức toán học và khoa học cơ bản
- Kiến thức khoa học xã hội gồm
- Kiến thức sinh học nền tảng
- Kiến thức chuyên sâu của một trong các lĩnh vực sau: sinh lý thực vật, sinh lý động vật, sinh hóa, vi sinh, di truyền – sinh học phân tử, sinh thái
- Kỹ năng:
- Thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học theo yêu cầu của chương trình đào tạo
- Kỹ năng trình bày vấn đề khoa học
- Kỹ năng thao tác nền tảng trong PTN
- Kỹ năng sinh học cơ bản
- Kỹ năng chuyên ngành
- Thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp:
- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, kỷ luật
- Có thái độ tôn trọng sự khác biệt
- Có hiểu biết về lịch sử, vai trò và trách nhiệm của cử nhân sinh học với xã hội. ngữ cảnh xã hội và doanh nghiệp, các quy định và hệ thống pháp lý liên quan đến ngành Sinh Học, cách thức các sản phẩm được tạo và bảo vệ
- Giáo dục đại cương: 54 tín chỉ
- Giáo dục chuyên nghiệp:
- Cơ sở ngành: 42 tín chỉ
- Chuyên ngành: 25 tín chỉ
- Tốt nghiệp: 10 tín chỉ
- Xem thêm tại link: Tại đây
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các nơi sau:
- Các cơ quan Nhà nước, các trường Đại học, Cao đẳng, viện nghiên cứu liên quan
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh có liên quan đến y sinh học, dược, thực phẩm, mỹ, phẩm
- Các công ty giống cây trồng, nuôi cấy mô tế bào, nuôi dưỡng và chọn tạo giống động-thực vật quý hiếm
- Các cơ quan kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng
- Công ty chế biến nông sản, thủy sản
- Các bảo tàng thực vật, động vật; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
- Học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong và ngoài nước
- Học phí:
- Tùy thuộc số tín chỉ sinh viên đăng ký thực tế theo học kỳ.
- Học phí dự kiến năm 2024 – 2025: 30.4 triệu đồng
- Mức tăng học phí sau mỗi năm học: 10% – 15%
- Học bổng:
- Học bổng đầu vào
- Học bổng khuyến khích học tập từng học kỳ
- Học bổng đột xuất
- Học bổng khó khăn
- Học bổng tài trợ
- Xem thêm tại link: Tại đây
- Môi trường học:
- Đang cập nhật
Năm học | Chỉ tiêu | Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL | Xét tuyển dựa vào điểm thi TN THPT |
2024 – 2025 | 200 | ||
2023 – 2024 | 200 | 835 | 24.90 |
2022 – 2023 | 200 | 830 | 24.68 |
2021 – 2022 | 200 | 815 | 23.75 |
2020 – 2021 | 180 | 850 | 25.50 |
- Các hoạt động được tổ chức bởi Đoàn khoa, Liên chi hội, Câu lạc bộ học thuật, Đội sinh xinh tình nguyện và các CLB – Đội – Nhóm khác
- FBB’s Talk
- Ngày hội việc làm – My jobs
- Tham quan doanh nghiệp
- FBB Agency
- FBB Science Talk
- FBB Green
- FBB News
- FBB Entertainment
Theo khảo sát của Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học với các nhà tuyển dụng hàng năm, trong quá trình tuyển dụng, phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đến các năng lực, kỹ năng và thái độ sinh viên được rèn luyện sau 4 năm đại học.
Đồng thời, phần lớn nhà tuyển tham gia khảo sát cho biết không phân biệt hoặc ít phân biệt sinh viên tốt nghiệp từ ngành Sinh học hay ngành Công nghệ Sinh học khi tuyển dụng vào các vị trí công việc tại đơn vị.
Bên cạnh đó, hiện nay sinh viên ngành Sinh học có thể tham gia làm việc trong các bệnh viện và có thể học tập thêm để đạt được chứng chỉ hành nghề xét nghiệm.
- Cựu sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học Nông nghiệp làm việc tại:
- Dalat hasfarm
- Nanogen
- Vissan
- Trường Quốc tế Anh Việt
- Công ty Nấm linh chi Trúc Quyên
- Công ty Cổ phần Wakamono
- Cựu sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học Công nghiệp làm việc tại:
- Trung tâm Công nghệ Sinh học
- Công ty Bia Sài Gòn, Heniken
- Công ty Ajinomoto Việt Nam
- Các công ty thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm
- Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3)
- Cựu sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học Y dược làm việc tại:
- Trung tâm Công nghệ Sinh học
- Viện Tế bào gốc
- Các bệnh viện, công ty dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm
- Công ty ROCHE
- Công ty BCE
- Cựu sinh viên chuyên ngành Vật liệu Y sinh làm việc tại:
- Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
- Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Trung tâm Công nghệ Sinh học
- Công ty Nanogen
- Công ty United Healthcare
Tham khảo thêm các bài chia sẻ về hướng nghiệp, cơ hội nghề nghiệp và tuyển dụng tại website khoa: Tại đây