Trò chuyện cùng BCN Khoa Vật Lý

 

Mục tiêu của Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật (VLKT) là đào tạo ra những cử nhân khoa học có trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu khoa học mang tầm khu vực và quốc tế, nắm vững kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, có hoài bão cống hiến.

Trong thời đại 4.0, kiến thức, kỹ thuật và công nghệ là cực kỳ quan trọng, những em học sinh có đam mê, yêu thích vật lý và kỹ thuật công nghệ hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào Khoa Vật lý – VLKT. Bởi vì ngành này dễ trúng tuyển, có việc làm tốt khi ra trường, đặc biệt là cơ hội du học nước ngoài cao.

 

1. Xin quý thầy giới thiệu tổng quan về Khoa VL-VLKT? Giới thiệu về các ngành mà Khoa đang đào tạo.

Khoa Vật lý – VLKT từ lâu nổi tiếng là cơ sở đào tạo (giảng dạy và NCKH) mạnh nhất trong cả nước thuộc lãnh vực vật lý và kỹ thuật. Cho đến nay Khoa Vật lý – VLKT đã đào tạo hàng chục ngàn cử nhân khoa học, nguồn tinh hoa và nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Hiện tại, Khoa Vật lý – VLKT có 04 ngành đào tạo bậc đại học:

  • Ngành Vật lý học (mã ngành: 7440102): Đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và thực nghiệm, ứng dụng vững vàng kỹ thuật và công nghệ vật lý trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác.
  • Ngành Hải dương học (mã ngành: 7440228): Đào tạo cử nhân có kiến thức về biển, sông ngòi và khí quyển, trong đó có tương tác biển-khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường, các quá trình xói mòn bờ biển, sông và cửa sông, sự xâm nhập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và lũ lụt, thiên tai, biến đổi khí hậu,…
  • Ngành Kỹ thuật hạt nhân (mã ngành: 7520402): Đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn cao về lý thuyết và thực hành, ứng dụng vững vàng về kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, giảng dạy, trong Y học, Công nghiệp, Nông nghiệp, Sinh học và năng lượng hạt nhân; có khả năng tiếp cận, nghiên cứu trên những thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất.
  • Ngành Vật lý Y khoa (mã ngành 7520403): Đào tạo Cử nhân Vật lý Y khoa có kiến thức chuyên sâu về tính toán liều chiếu trong xạ trị, tính toán an toàn phóng xạ trong môi trường y tế, am hiểu nguyên lý vận hành của thiết bị, có kỹ năng kiểm tra – kiểm chuẩn thiết bị chẩn đoán và xạ trị. Ngoài ra, các môn học thực tập tại các bệnh viện đầu ngành cũng giúp trang bị hiểu biết và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên về công việc lâm sàn của các kỹ sư Vật lý y khoa tại cơ sở y tế.

Thầy cô Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật tham gia giới thiệu ngành học cho học sinh phổ thông

2. Chương trình đào tạo của các ngành trong Khoa VL-VLKT hiện nay như thế nào?

Hiện nay các chương trình đào tạo của khoa chia thành 03 khối kiến thức:

- Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị tư tưởng nhằm giúp người học nắm bắt các đặc điểm của tự nhiên, kinh tế, xã hội trong bối cảnh thực tiễn của khoa học và đời sống.

- Kiến thức cơ sở ngành là cơ sở để người học có thể phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành.

- Kiến thức chuyên ngành được cung cấp cho người học có thể nghiên cứu, vận dụng vào thực hành sản xuất, thiết kế, chế tạo, xây dựng quy trình, khảo sát, đánh giá, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành.

Buổi nói chuyện về hạt Quark của giáo sư Friedman

3. Hiện nay, Khoa VL-VLKT có những hoạt động ngoại khoá, đào tạo kỹ năng nào dành cho sinh viên ? Ngoài các hoạt động học tập, sinh viên khoa có thể tham gia những hoạt động ngoại khóa nào? Và những hoạt động này giúp ích gì cho sinh viên?

Có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa cho SV tham gia:

  • Cuộc thi học thuật Olymic vật lý toàn quốc.
  • Cuộc thi học thuật về Bigbang, Poisedon
  • Các câu lạc bộ về tiếng Anh, âm nhạc, robotic, thiên văn …
  • Các hoạt động do đoàn thanh niên và sinh viên tổ chức

4. Công tác thực tập, thực tế của sinh viên theo học tại các ngành trong Khoa VL-VLKT như thế nào?

Tùy theo chuyên ngành, SV sẽ được thực hành trên các thiết bị hiện đại có ở Khoa Vật lý – VLKT. Ngoài ra, SV còn thực tập thực tế tại các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, viện nghiên cứu. Tại các cơ quan này SV sẽ được trải nghiệm thực tế cách thức vận hành của thiết bị, hiểu được kiến thức trong bài học lý thuyết đến ứng dụng trong thực tế.

5. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên các ngành trong Khoa VL-VLKT như thế nào ạ?

SV tốt nghiệp từ Khoa Vật lý – VLKT có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty trong và ngoài nước, các khu công nghiệp, các bệnh viện, các sở KH&CN, sở Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu, các Trung tâm phát triển KH&CN,… Theo thống kê, 03 năm gần đây, số SV tốt nghiệp có việc làm ngay đúng chuyên môn khi ra trường chiếm hơn 90%, sau 6 tháng gần 100%.

Ngoài ra, các SV tốt nghiệp loại khá, giỏi có nhiều cơ hội nhận học bổng để học bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) trong và ngoài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ,….

 

 

6. Thông tin tuyển sinh năm 2020 của Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật 

6.1. Ngành Vật lý học

- Mã ngành: 7440102

- Chỉ tiêu: 200

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 612 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.05 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán – KHTN – Tiếng Anh (D90)
Vật lý – Toán – Sinh (A02)

 

6.2. Ngành Hải dương học

- Mã ngành: 7440228

- Chỉ tiêu: 50

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 612 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 16.05 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

 

Toán - Lý - Hóa (A00)
Toán - Lý - Tiếng Anh (A01)
Toán - Hóa - Sinh (B00)
Toán - Tiếng Anh - Hoá (D07)

 

6.3. Ngành Kỹ thuật hạt nhân

- Mã ngành: 7520402

- Chỉ tiêu: 50

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. ( điểm chuẩn 2019: 606 điểm)
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu (điểm chuẩn 2019: 17.00 điểm)
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán – KHTN – Tiếng Anh (D90)
Vật lý – Toán – Sinh (A02)

 

6.4. Ngành Vật lý Y khoa (mới)

- Mã ngành: 7520403

- Chỉ tiêu: 40

02 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:
a. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. 
b. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu
với tổ hợp xét tuyển:

Vật lý – Toán – Hóa (A00)
Vật lý – Toán – Tiếng Anh (A01)
Toán – KHTN – Tiếng Anh (D90)
Vật lý – Toán – Sinh (A02)